Rượu Bàu Đá Bình Định – Tinh hoa từ quốc tửu Việt Nam
An Giang – thốt nốt, Bắc Giang – vải thiều, Bình Định – rượu Bàu Đá… Đó là những món ăn đặc sản vùng miền. Nhắc đến ẩm thực của vùng “đất võ trời văn” có lẽ không ai có thể quên được hương vị của tinh túy từ quốc tửu. Rượu Bàu Đá Bình Định sẽ được Tripday review chi tiết. Cùng khám phá tại bài viết dưới đây nhé.
Rượu Bàu Đá Bình Định ở đâu?
- Địa chỉ: Thôn Cù Lâm, Xã Nhơn Lộc, Thị xã An Nhơn, Tỉnh Bình Định
Tại đất võ Bình Định đâu đâu cũng xuất hiện thức uống quốc dân này. Tuy nhiên tại thôn Cù Lâm – Nhơn Lộc lại được biết đến rộng rãi hơn cả bởi hầu như loại rượu này được nấu tại làng. Nhằm quảng bá và đem đến cái nhìn đầy mới mẻ về thứ rượu độc đáo đến mọi người. Nên đây có thể là thứ quà đem biếu tặng hay thưởng thức tại cuộc vui bên những người thân yêu.
Nếu bạn muốn tìm hiểu khám phá tận nơi có thể ghé qua làng. Cách trung tâm thành phố không quá xa có một ngôi làng yên bình tại thị xã An Nhơn. Tại đây có hẳn một cơ sở và làng nghề chuyên về rượu Bàu Đá. Quãng đường di chuyển thuận tiện dễ dàng. Đối với những vị khách lần đầu ghé có thể sử dụng các phương tiện bản đồ hoặc nhờ người dân địa phương chỉ đường.
Sử dụng phương tiện linh hoạt và bất kì loại xe nào bạn cảm thấy phù hợp. Khuyến khích sử dụng xe riêng để thuận tiện cho hành trình khám phá nhé.
Đôi nét về rượu Bàu Đá Bình Định.
Bàu Đá là tên của một bàu nước ngày xưa cả làng dùng chung. Đây là nguồn nước để chưng cất rượu Bàu Đá. Tuy nhiên Bàu nước cổ này đã cạn nước từ nhiều năm trước. Cho đến khoảng hơn 10 năm trở lại đây người dân sử dụng nguồn nước chủ yếu từ những mạch nước giếng làng. Công đoạn ủ men, cất rượu tuy bị thời gian bào mòn và nhiều thách thức ngăn cản nhưng vẫn giữ được nét truyền thống.
Dân làng truyền nhau và truyền nghề từ đời này qua đời khác. Vẫn luôn đảm bảo giữ được vẻ đẹp và tinh hoa vốn có của thứ rượu quốc dân này đến du khách thập phương. Và Tripday cũng khẳng định đây chính là loại rượu ngon nhất Việt Nam.
Xuất xứ tên gọi
Ngày trước, tại xóm Tân Long có một cái ao mà theo dân địa phương ở đó gọi là bàu nước. Bàu rộng khoảng 3000 mét vuông bên trong có nhiều đá nên dân trong vùng quen gọi là Bàu Đá. Bàu Đá gắn với nếp sinh hoạt hàng ngày của người dân. Cho đến một ngày có một người hành nghề nấu rượu tên là Hương Lễ phiêu bạt đến đây đã thay đổi cuộc sống người dân thôn Cù Lâm. Người này vốn là người ở đất Tây Sơn và được thừa hưởng công thức nấu rượu từ thời vua Quang Trung. Khi về đây sống, ông đã sử dụng nước của bàu để nấu rượu và không ngờ rượu nấu bằng nước của bàu có hương vị đặc trưng và thơm ngon lạ lùng. Tạo nên một thức uống không nơi nào có được.
Hương Lễ truyền nghề cho những người trong vùng và hình thành ra một làng nghề nấu rượu. Dần dần loại rượu này được dân trong vùng lấy tên của bàu để đặt tên và có rượu Bàu Đá như hiện tại.
Quy trình để tạo ra thức uống quốc dân
Nấu rượu không phải điều khó khăn đối với dân trong nghề. Nhưng để nấu được một nồi rượu ngon xuất sắc cũng cần phải đặt tâm huyết và tình yêu nghề.
Người nấu phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn nước, gạo, men, dụng cụ nấu và kinh nghiệm gia truyền. Để có một lít rượu Bàu Đá ngon, phải trải qua nhiều sự kì công từ khâu chọn lọc gạo đến sự tỉ mỉ chính xác khi nấu.
Rượu được nấu bằng gạo lứt, nấu một mẻ 5 kg gạo thì thu được khoảng từ 3,5 đến 4 lít rượu. Quá trình nấu mất khoảng 6 giờ đồng hồ. Lựa chọn dụng cụ nấu cũng được chọn lọc và đảm bảo đều làm bằng sành, thủy tinh và tre. Điều này giúp tạo nên có hương vị đặc trưng. Khi chưng cất không được vội vàng, phải dùng lửa liu riu mới vắt cạn được tinh chất gạo.
Người nấu rượu lâu năm không cần nếm cũng có thể thẩm định được chất lượng của rượu. Bằng cách lắng nghe tiếng rơi của giọt rượu trong vại sành lúc chưng cất và hương rượu thoáng qua. Đây chính là sự cộng hưởng giữa thiên nhiên và tài hoa con người đã tạo nên thứ rượu đậm đà.
Một điều đặc biệt là loại rượu này có nồng độ rất cao, khoảng 50 độ.
Ý nghĩa của rượu Bàu Đá với cuộc sống
Không thiếu hình ảnh rượu xuất hiện từ từ ngàn xưa đến nay. Cả trong thi ca và trong cuộc sống hàng ngày từ nếp sinh hoạt của con người.
Có nhà thơ từng đi chu du khắp nơi để thưởng thức tinh túy từng vùng miền. Nhưng dù là nơi đâu kết luận của ông vẫn là” chưa thấy loại rượu nào sủi tăm nhiều và vị ngon như rượu Bàu Đá“. Nhà thơ Yến Lan cũng từng dành riêng 1 tuyệt tác để dành tặng thứ rượu này.
Tổng kết
Qua đây ta thấy được vẻ đẹp và sự tinh túy nơi thức uống đặc sản xứ Bình Định. Không chỉ có mặt trong đời sống với về mặt ẩm thực mà còn là yếu tố quan trọng tạo nên một đặc trưng riêng. Rượu Bàu Đá Bình Định đã khẳng định vị thế và tầm quan trọng của mình trên thị trường. Nếu bạn có dịp được ghé và du lịch đừng quên thưởng thức đồ uống hay mua về làm quà cho gia đình, bạn bè nhé.
Bài viết trên là review chi tiết về rượu Bàu Đá Bình Định. Đây quả là một thứ đồ uống độc đáo với cương vị là quốc tửu Việt Nam. Hi vọng những thông tin Tripday cung cấp sẽ giúp ích đến bạn. Những trải nghiệm tuyệt vời khi du lịch và cảm nhận tinh hoa từ văn hóa sẽ giúp bạn hểu được ý nghĩa từ bản sắc địa phương. Đó chính là du lịch, nên đừng chần chờ và book lịch du hí mảnh đất này sớm nhất nhé.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!